THỔ CÔNG – THẦN HOÀNG và những điều cần rõ

Trong việc thờ cúng Thổ Công, Thần Hoàng. Theo mỗi vùng miền đã có những tên gọi khác nhau, nhưng về ý nghĩa và những ngày lễ thờ cúng hay thủ tục là một nét chung.

Trong nội dung này, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin cần nắm rõ hơn về nguồn gốc của Thổ Công – Thần Hoàng. Những lưu ý kèm bạn cần phải rõ để việc thờ cúng được thuận lợi, may lành hơn.

Tượng thổ công thần hoàng đẹp
NGUỒN GỐC THỔ CÔNG (ÔNG ĐỊA)

Thổ Công hay còn được biết đến các tôn danh khác như Thổ Địa, Thần Hoàng, Thành Hoàng là các vị Chánh Thần cai quản về sự bình yên, trù phú, đời sống vật chất, tinh thần của một cuộc đất.

– Những người, động vật, hoặc thực vật… khi còn sống có nhiều tâm tình, lòng quan tâm đến sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của các sinh linh nơi cuộc đất ấy, sinh tồn lương thiện thì khi mất đi thân mạng, anh linh ấy trở thành Thổ Công nơi đó.

– Một số trường hợp các tượng đá, đá tảng, đá phiến, hoặc một món đồ vật bất kỳ sau một thời gian dài hấp thu linh khí trời đất, tự mình thức tỉnh tánh linh nơi mình, có tâm tình quan tâm đến sinh linh nơi mình sinh tồn, cũng có thể trở thành Thổ Công nơi đó.

* Hình dạng và tính chất đặc trưng

– Theo hình dạng mà dân gian hay mường tượng thì vị Thổ Công có thân hình đầy đặn, hơi to béo, có bụng bự, cầm nơi mình chiếc quạt mo, mặt luôn tươi cười sảng khoái. Thổ Công được tin thờ có hình dạng như vậy, cũng vì Chữ Phúc trong tiếng Hán có nghĩa là bụng, lòng dạ, lại đồng âm với chữ Phúc của hạnh phúc, trù phú. Thế nên ý nghĩa hình tượng bụng bự là dân gian mong muốn đời sống của mình được ấm no, sung túc, đủ đầy.

– Trên thực tế, các vị Thổ Công có thể thị hiện rất nhiều hình dạng khác nhau, có khi là nam tử mỹ nhân, lão nhân, cầm thú, thảo mộc dạng, có khi là bảo vật hoặc một vật dụng rất gần gũi với đời sống vật chất thường nhật của người dân như nồi đất nấu cơm, hủ gạo chẳng hạn. Các hình dạng ấy, thường có liên hệ mật thiết với đời sống của họ lúc còn thân xác hữu hình nơi thế gian này.

– Vì Các vị Thổ Công là Chánh Thần, thực thi việc gìn giữ khuôn luật của Bác Ái – Công Bình trong Tma Giới nên họ không ban phát sự giàu sang, sung túc, no đủ cho chúng sinh, càng không trừng trị những ai không tin hay bất kính với họ.

– Điều họ làm là giữ cho sức khỏe các sinh linh trong khu vực mình cai quản được ổn định, không để xảy ra các việc tà quái xung nhập gây hại cho sinh linh.

– Họ trợ duyên để người đời nhận thức được lẽ đúng sai, phải trái mà sống lương thiện giữa đời này.

– Họ trợ duyên giúp đỡ cho trí nhớ được quang minh sáng suốt để nhớ lại được những món đồ vật, việc mà người ta bị để quên, thất lạc không nhớ được.

– Các vị Thổ Công, Chánh Thần nói chung đều có An Lạc Khí.

Khí này của họ khiến cho người tiếp cận họ được cảm thấy tươi vui, sảng khoái, yêu đời, nói năng lưu loát rành mạch. Người đó có được an lạc khí bao phủ là người sống lương thiện, hòa đồng, gần gũi với người, vật, tin tưởng vào nhân quả, tương tác tốt với các vị Chánh Thần. Trong cuộc sống, người này dễ giao tiếp với mọi người, vật quanh mình, nên công việc làm ăn cũng thuận lợi trôi chảy.
Ở điểm này, dân gian do không hiểu rõ, nên thường lầm tưởng là cầu nguyện với các vị Thổ Công, Tài Thần thì được phù hộ cho buôn may bán đắt thuận tiện làm ăn là rất sai lầm.

– Trong văn hóa dân gian, các vị Thổ Công hay giao tiếp với con người qua hình thức thông công bằng cơ bút, hoặc báo mộng nhắc nhở, khuyên người làm lành lánh dữ. Có khi họ còn chỉ cho các phương thuốc để trị bệnh.

– Nơi nào có sự sát sinh hại mạng quá nhiều, họ tìm cách khuyên răn, nhắc nhở nhưng các phần tử ở đó vẫn không hối cải, sống thiếu lòng nhân. Một thời gian ngắn họ sẽ rời đi, không bảo hộ nơi đó nữa, nơi ấy trở thành hang ổ của bạo quyền tà quái, ác trược vậy. Đến khi duyên nghiệp nhân quả đủ đầy, nơi ấy bị hủy diệt bởi chính sát nghiệp của những người ở đó, người ở đấy nếu có sự hồi tâm chuyển ý, hoặc người khác đến sinh sống lương thiện thì tự nhiên các vị Thổ Công khác được thuyên bổ chuyển đến bảo hộ.

– Những cuộc đất, những căn nhà bỏ hoang lâu năm, ám khí âm khí nặng nề chẳng có chút sinh khí thì các vị Thổ Công nơi ấy cũng sẽ rời đi vì họ cần độ duyên, phụng sự cho muôn sinh nơi nào đang cần đến họ.

* Các vị Thổ Công trong hệ thống Cửu Phẩm Thần Tiên cai quản trật tự trong Tam Giới.

– Các vị Thổ Công Chánh Thần được chia theo ba nhóm cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:
Các vị Thổ Công ở cấp Địa Thần cai quản tại một ngôi nhà, một gia đình, hoặc một cuộc đất nhỏ tầm ít hơn 300m2.

– Các vị Thổ Công ở cấp Nhân Thần cai quản một nhóm dân cư, cụm nhà cửa được xem như là một tổ dân phố, phường, xã… Cuộc đất vị này cai quản khoảng từ 200m2 – 3000m2

– Các vị Thổ Công ở cấp Thiên Thần cai quản một khu vực lớn hơn, khoảng 500 gia đình trở lên, một huyện, một quận. Cuộc đất vị này cai quản khoảng 2000m2 – 100000m2. Các vị cai quản khu vực lớn như vầy còn được gọi là Thành Hoàng, Thần Hoàng, tức là vị vua cai quản khu vực đó.

– Các vị cấp Thiên Thần giám hộ các vị cấp Nhân Thần và Địa Thần. Các vị cấp Nhân Thần giám hộ các vị cấp Địa Thần. Các vị cùng nhau chung sức, đồng tâm bảo hộ muôn sinh, giúp cho đời sống vật chất, tinh thần nơi ấy được ổn định và phát triển tinh tấn theo thời gian.

– Các vị Thổ Công của nhà nào thì lo việc nhà ấy, khu vực nào thì lo việc khu vực ấy. Họ chẳng bao giờ lấn tiếm quyền hành của nhau. Nếu hữu sự chi liên quan đến sự bảo hộ giữa các khu vực với nhau thì họ cùng hội họp để đưa ra các phương thức giải quyết vấn đề sao cho tốt đẹp nhất, thuận tiện nhất cho các bên liên quan.

* Cách thức tôn thờ, cúng kính, cảm ứng

+ Lễ vật cúng sao cho hợp lẽ Đạo

– Người có lòng tin tưởng, tôn trọng, hiểu được lẽ chân thật thiện lành thì thường cảm mến, quý trọng, tin thờ chư vị Thổ Công. Nếu có cúng lễ vật chi, chỉ toàn làm đồ chay thanh tịnh.

– Một ít trái cây, một nén hương, một cành hoa cũng gọi là của lễ thể hiện lòng thành kính.

– Việc cúng Tam Sên gồm thịt ba rọi luộc, con tôm và cái trứng vịt trong dân gian hay bày nhau thật tình không hợp lẽ Đạo. Bởi chư vị Thần Thánh thì có ăn uống vật chi bao giờ. Chư vị khuyến thiện, răn đời làm lành lánh dữ, nên việc cúng máu thịt, sát sinh hại vật để tỏ lòng tôn kính là việc dữ, chẳng phải việc làm lành. Nên sửa đổi cho hợp lẽ Đạo vậy.

– Vào ngày mùng 10 tháng giêng, được xem là ngày vía Thần Tài, nhiều người, nhiều nhà cúng cá lóc nướng, gà trống luộc nguyên con, heo quay… là việc làm rất sai lầm vậy. Bởi đó là sát nghiệp nặng nề. Chúng sinh chẳng thể nào cầu được phước báo cho mình mà lại đi hại mạng kẻ khác. Nếu làm như vậy, chỉ là gieo thêm ác nghiệp cho mình, đến khi nhân quả đủ đầy, sẽ chuốc lấy bệnh tật, tai nạn, nghiệp chướng và yểu mệnh.

– Người nào nếu muốn được phước báo đời này, nên sống lương thiện, cúng chay thanh tịnh, phóng sinh thương vật, trồng cây, bố thí, giúp đỡ miếng ăn, chỗ ở cho các cảnh đời bất hạnh cả người lẫn vật đang cần được giúp đỡ.

Việc đặt bàn thờ chư vị Thổ Công, Tài Thần

– Dân gian thường nghĩ rằng đã là Thổ Công, Tài Thần thì phải được đặt ở dưới đất, chạm đất.
Việc này không đúng.
Bởi chư vị thì chẳng chấp mấy việc như thế, họ lại còn chẳng ngự nơi bàn thờ, họ tồn tại trong cuộc đất ấy, nơi tinh khiết, sạch sẽ thoáng đãng.

– Nếu bàn thờ đặt dưới đất mà bị bụi bay, người đi qua đi lại va chạm đổ bể… thì rất không nên.
Đặt bàn thờ nơi cao ráo, sạch sẽ tinh khiết là điều nên làm.

+ Các phẩm vật nơi bàn thờ:

– Cốt tượng bằng đồng, bằng đất nung, bằng sành sứ hay bột đá, nhựa polime… tùy duyên thuận tiện thể hiện được lòng thành kính đều được.

– Một Long Vị trên ấy có ghi chữ Hán về chư vị Chánh Thần được thờ nơi bàn thờ đó.
Thường chữ Hán đó viết là:

Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần.
Kim chi sơ phát diệp.

Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần.
Ngân thụ chánh khai hoa.

Tiền Cô Tiền Hữu Chi Thần Vị

Ý nghĩa 5 dòng này là:

Chư vị Long Thần của ngũ phương, ngũ hành.
Cành vàng lá mọc.

Chư vị Chủ Đất, Tài Thần đời trước, đời sau.
Cây bạc hoa nở.

Các vị tổ cô, các vị bằng hữu phẩm Thần Vị

Như vậy, trên bàn thờ Thổ Công, Tài Thần tuy chỉ có hình tượng của hai vị ấy đại diện chính, nhưng thực tế là nơi đặt đức tin về rất nhiều vị Chánh Thần trong khu vực ấy, đời trước đời sau. Người đang sinh sống ở đó lập bàn thờ một lòng thành kính tôn trọng.

– Ở bàn thờ có đặt một lư hương, còn gọi là bát hương để cắm hương que, hoặc đốt hương nén, hương bột. Khi thắp hương, có thể thắp 1 cây, 2 cây, 3 cây, 5 cây đều được. Việc thắp hương này chủ yếu để thanh tẩy không khí xung quanh cho thanh khiết, trong sạch và người dễ cảm ứng với các vị. Khi dùng hương thận trọng tránh dùng các loại hương tẩm hóa chất tạo mùi kẻo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Một dĩa để phẩm vật cúng như trái cây, bánh kẹo.

– Một hoặc hai ngọn đèn thường thắp sáng. Có thể dùng một hoặc hai ngọn nến để thắp sáng mỗi khi cầu nguyện cũng được.

– Một bình hoa nhỏ.

– Ba ly rượu.

– Một ly nước trắng.

– Một ly nước trà.

Các gian hàng bán đồ thờ cúng có bán một bộ gồm 5 cái ly nhỏ cho thuận tiện người dùng.

– Đặt nơi bàn thờ ba hủ nhỏ đựng gạo, muối, nước tượng trưng cho sự no ấm là việc tốt nên làm.

– Đặt nơi bàn thờ chư vị thuốc hút, giấy tiền vàng bạc dù là đồ thật hay hàng mã cũng là điều không nên. Bởi việc làm này tự nhiên giống như đang dùng tiền để mua chuộc sự bình an từ chư vị, mang tính thiếu tôn trọng sự oai nghiêm thanh tịnh của các vị ấy.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bàn thờ thần tài ông địa Quảng Nam

Bàn thờ thần tài ông địa tại Quảng Nam [NK Gửi hàng đẹp]

Quảng Nam là một thành phố du lịch đẹp với nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử, nơi đây cũng là vùng đất có...

Bàn thờ 3 tầng ông địa thần tài

Bàn thờ 3 tầng: phật, ông địa thần tài đẹp đúng theo yêu cầu

Bàn thờ 3 tầng là sự kết hợp giữa: bàn thờ phật (quan âm, như lai,...) bàn thờ ông địa, bàn thờ di lặc, bàn...

bàn thờ thần tài gồm những ông nào

Bàn thờ Thần Tài gồm có những ông nào?

Nhiều người không biết được bàn thờ Thần Tài cần có những ông gì để thêm phát tài phát lộc. Vì việc thờ cúng đầy...

Sắp xếp bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì

Bàn thờ Thần Tài Ông Địa gồm những gì? trả lời chi tiết

Khi thờ cúng, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được bàn thờ Thần Tài gồm những gì để có thể chiêu tài đón lộc, tích...

Bàn thờ ông địa mái chùa gỗ gõ đỏ đẹp sang trọng

Bàn thờ Ông địa Thần tài: đẹp giá tốt ở TPHCM (giao toàn quốc)

Dưới đây, Mỹ An Khang chia sẻ những mẫu bàn thờ ông địa thần tài được phổ biến và bán tốt nhất tại thị trường....

Bàn thờ ông địa thần tài đẹp quận Bình Thạnh

Bàn thờ ông địa thần tài quận Bình Thạnh (Mẫu lựa chọn)

Sự trân trọng và một lời cảm ơn thật lòng tới tất cả khách hàng đã gửi lại ảnh sau khi sắp xếp các sản...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Catalogue Gửi Email
Chat zalo